Dù có quy mô lớn hay nhỏ, các công trình xây dựng đều được chia thành hai phần: phần xây dựng và phần cơ điện (ME). Phần cơ điện gồm rất nhiều hệ thống liên quan với nhau để tạo thành một khối hoạt động hoàn chỉnh. Trong đó hệ thống điện nhẹ là một trong những hệ thống rất quan trọng.
Vậy hệ thống điện nhẹ là gì?
Hệ thống điện nhẹ hay còn được gọi là ELV (Extra Low Voltage System). Tuy có tỉ trọng không quá lớn trong công trình nhưng ELV lại mang đến các lợi ích rất lớn cho người sử dụng và chủ đầu tư. Tùy thuộc vào quy mô, tính chất của công trình cũng như yêu cầu của chủ đầu tư, mà sẽ có các hệ thống cơ bản làm nền tảng thông tin liên lạc và bảo mật cho công trình.
Bản chất của hệ thống ELV là bao gồm các hệ thống công nghệ cao, do đó hệ thống luôn được cải tiến và nâng cấp vì mục đích sử dụng và sự tiện lợi cho người dùng.
Thông thường, một hệ thống ELV bao gồm các hệ thống sau:
Lợi ích:
- Dễ dàng lắp đặt, mở rộng.
- Dễ dàng quản lý, giám sát.
- Phần mềm giám sát cho phép quản lý giám sát đồng thời các camera đặt tại nhiều vị trí trên mạng.
- Chức năng phát hiện chuyển động đồng thời gửi thông tin cảnh báo tức thì qua email, điện thoại, nhắn tin…
2. Hệ thống tổng đài điện thoại: Duy trì kết nối thông tin liên lạc ra bên ngoài hay trong nội bộ
Lợi ích:
- Không phải thi công cáp điện thoại.
- Dễ dàng lắp đặt, mở rộng bằng kết nối qua mạng LAN.
- Không giới hạn số máy lẻ (Extension).
- Cho phép gọi miễn phí giữa các chi nhánh, cửa hàng, …
- Giảm cước liên tỉnh, di động, quốc tế thông qua kết nối mạng Ethernet, VPN, GSM Gatway….
- Dễ dàng quản lý, giám sát các cuộc gọi, thời gian bắt đầu, kết thúc, ghi âm cuộc gọi tùy theo nhu cầu quản trị.
- Chức năng phát nhạc chờ, chuyển tiếp cuộc gọi, gọi nhóm, nhóm trượt.
3. Hệ thống âm thanh công cộng (Public Adress): Hệ thống âm thanh thông báo công cộng, nhằm truyền đạt các thông tin, tin nhắn và thông điệp
Lợi ích:
- Dễ dàng lắp đặt, mở rộng vùng âm thanh dự trên hạ tầng mạng LAN.
- Điều khiển âm thanh, chọn nhạc, đặt lịch, thông báo cho từng vùng qua mạng Ethernet, Internet.
- Kết hợp với Hệ thống IP-PBX để thông báo từ xa.
4. Hệ thống kiểm soát vào ra (Access Control): Hệ thống quản lý ra vào trong công trình, quản lý các cửa ra vào cũng như các thang máy.
Lợi ích:
- Không phải thi công cáp nguồn điện
- Quản lý giám sát các hệ thống trên một máy chủ (Vertual Server)
- Giám sát tập trung thông qua phần mềm tích hợp (Option)
- Khả năng mở rộng linh hoạt, dễ dàng
5. Hệ thống bãi giữ xe thông minh (Car Parking): Bãi giữ xe thông minh là bãi giữ xe sử dụng phần mềm nhận diện thông minh kết hợp với các công nghệ tiên tiến và hiện đại như: giám sát bằng camera; kiểm soát lưu lượng xe vào/ra bằng hệ thống thẻ từ, nhận diện biển số… giúp cho hệ thống làm việc nhanh chóng và đảm bảo cho bãi giữ xe của bạn luôn vận hành với công suất cao mà không lo bị ùn tắc.
Lợi ích:
- Nâng cao hiệu suất công việc
- Giảm nhân sự, tiết kiệm chi phí, thời gian
- Điều hành phương tiện lưu thông dễ dàng, khoa học
- Kiểm soát chặt chẽ vấn đề tài chính
6. Hệ thống báo cháy tự động: Hệ thống tự động phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra nhằm giảm thiểu tối đa hậu quả mà nó có thể gây ra.
7. Hệ thống báo trộm tự động: phát hiện và báo động khi có sự cố đột nhập nhằm đảm bảo an ninh cho khu vực của bạn
8. Hệ thống âm thanh hội thảo: hệ thống âm thanh dùng trong hội thảo, có thể kết hợp phiên dịch trong các phòng hội nghị
9. Hệ thống hội nghị truyền hình (Video Conferencing): hệ thống truyền tải giữa hai hoặc nhiều địa điểm từ xa kết nối qua đường truyền mạng, đưa tín hiệu âm thanh và hình ảnh của các phòng họp đến với nhau như đang ngồi họp cùng một phòng họp.
10. Hệ thống BMS (Building Management System) hay BAS (Building Automation System): gọi chung là hệ thống quản lý tòa nhà, tích hợp các hệ thống trong công trình để quản lý và giám sát trạng thái nhằm tiết kiệm năng lượng và quản lý tự động.
11. Hệ thống Intercom: là hệ thống liên lạc nội bộ, ứng dụng trong các chung cư cao tầng, kết hợp quản lý thang máy và bãi giữ xe.
12. Hệ thống MATV, CATV: là hệ thống truyền hình vệ tinh và truyền hình cáp, sử dụng tín hiệu lấy trực tiếp từ đài phát hoặc qua nhà cung cấp dịch vụ truyền hình.
13. Hệ thống IPTV: hệ thống truyền hình qua internet- xu hướng mới trong công nghệ. Chỉ cần 1 STB, ta có thể xem hàng trăm kênh truyền hình với chuẩn HD khác nhau.
14. Hệ thống Lighting control: điều khiển đèn.
15. Hệ thống AV (Audio Visual): tích hợp hình ảnh và âm thanh trong trình chiếu.
16. Hệ thống Master clock: là hệ thống đồng hồ trung tâm, đồng bộ thời gian tất cả các đồng hồ con cũng như cả hệ thống trong công trình theo 1 nguồn thời gian chính xác.
17. Hệ thống MPDP: hệ thống hiển thị màn hình ghép.
18. Hệ thống camera giám sát giao thông: ứng dụng camera cho các vấn đề tốc độ, đèn đỏ, hay các lỗi thông thường tại giao thông Việt Nam.
19. Hệ thống camera Megapixels và đầu ghi camera Megapixels: giải pháp camera có độ phân giải cao, áp dụng cho các ứng dụng casino, giao thông, và các nơi cần quan sát rõ nét...
20. Hệ thống FIDS (Flight Information Display System): là hệ thống hiển thị thông tin chuyến bay, tàu điện.
21. Hệ thống truyền dẫn không dây băng thông rộng: ứng dụng trong truyền dẫn tín hiệu trong các địa hình không thể kéo dây tới được.
22. Hệ thống FTTH (Fiber To The Home): là 1 giải pháp truyền tri-play bao gồm 3 loại tín hiệu Voice, Data và Video trên 1 đường cáp quang.
23. Ngoài ra, còn hệ thống cáp khá quan trọng bao gồm các nhãn hiệu nổi tiếng: PANDUIT, LAPPKABEL...
24. Hệ thống mạng LAN.
25. Hệ thống chấm công (Attendance): Quản lý thời gian làm việc của công nhân viên.